Táo từ Châu Âu – táo chất lượng cao

PL  AR  EN  HI  VI

Táo châu Âu = tiêu chuẩn cao

Táo châu Âu từ nhiều năm đã là đồng nghĩa với chất lượng, do vậy nó nhận được sự quan tâm ngày càng lớn cả ở châu Âu cũng như trên thị trường thế giới, trong đó có châu Á. Ưu thế chủ chốt của loại quả này là chúng qua một hệ thống kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, điều đó đảm bảo cho người tiêu dùng có được sản phẩm chất lượng cao.

Trong Liên minh châu Âu, việc trồng táo phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt liên quan đến việc bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Táo được trồng dựa trên nguyên tắc của một nền nông nghiệp cân bằng, nó có nghĩa là tối thiểu hóa việc dùng các chất bảo vệ thực vật, phân bón nhân tạo và thuốc trừ sâu. Ở nhiều vùng, các nhà sản xuất đi vào sử dụng các phương pháp canh tác sinh thái, chúng ngày càng được những người tiêu dùng có ý thức, quan tâm đến môi trường tự nhiên đánh giá cao.

Một trong những yếu tố chủ chốt của chất lượng châu Âu là có rất nhiều chứng chỉ xác nhận việc sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn cao. Chứng chỉ GLOBALG.A.P.[1] (Good Agricultural Practices) là một trong chúng, nó bao hàm các nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đảm bảo an toàn cũng như việc quản lý canh tác có trách nhiệm. Một chứng chỉ quan trọng tiếp theo là chứng chỉ EU Organic[2], nó đảm bảo là táo đến từ lối canh tác hữu cơ, nơi không dùng các chất hóa học bảo vệ thực vật cũng như phân bón nhân tạo. Ở một số vùng ta cũng gặp ký hiệu Protected Designation of Origin (tiếng Anh có nghĩa là Chỉ định xuất xứ được bảo vệ, viết tắt là PDO) và Protected Geographical Indication (tiếng Anh có nghĩa là Chỉ định địa lý được bảo hộ, viết tắt là PGI)[3], chúng khẳng định rằng sản phẩm đến từ những vùng cụ thể với các điều kiện canh tác đặc biệt.

Quá trình sản xuất táo ở châu Âu được giám sát chặt chẽ. Nông dân tuân thủ các chuẩn liên quan đến an toàn thực phẩm, sử dụng các công nghệ tiên tiến, chúng tối ưu hóa canh tác và chăm lo cho chất lượng cao của quả. Quả táo phải qua một cuộc kiểm tra cụ thể ở mỗi giai đoạn – từ thu hoạch qua đóng gói rồi vận chuyển. Do vậy người tiêu dùng có thể chắc chắn là mình nhận được các loại quả tươi, ngon và không bị ô nhiễm.

Các tiêu chuẩn chất lượng cao của táo châu Âu cũng vô cùng quan trọng trên thị trường thế giới, nơi người tiêu dùng ngày càng lưu ý đến nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. Liên minh Châu Âu là người đi tiên phong trong việc quảng bá các sản phẩm mà Chỉ định xuất xứ được bảo vệ và Chỉ định địa lý được bảo hộ, điều này nhấn mạnh thêm về việc chăm lo cho truyền thống vùng và chất lượng sản xuất. Các chứng chỉ này đảm bảo cho người tiêu dùng rằng khi họ mua táo của châu Âu, họ đã chọn cho mình các sản phẩm có chất lượng và xuất xứ đã được kiểm định.

Táo của châu Âu là tượng trưng cho tiêu chuẩn chất lượng cao, độ an toàn và nền nông nghiệp cân bằng. Nhờ việc tuân thủ các quy định nghiêm ngặt và việc chăm lo cho môi trường, người tiêu dùng có thể chắc chắn là họ đã chọn các sản phẩm thỏa mãn kỳ vọng cao của mình.

[1] GLOBALG.A.P. (Good Agricultural Practices) – chứng chỉ quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt, được cả thế giới công nhận. Thông tin thêm có thể tìm thấy trên trang mạng chính thức: https://www.globalgap.org.

[2] EU Organic – chúng chỉ nông nghiệp sinh thái do EU quy định. Các thông tin về chứng chỉ này có trên trang mạng của Ủy ban Châu Âu: https://ec.europa.eu/info/food-farming-fisheries/farming/organic-farming_en.

[3] Protected Designation of Origin (PDO) oraz Protected Geographical Indication (PGI) – các hệ thống của Liên minh nhằm bảo vệ tên gọi của các sản phẩm có nguồn gốc xác định và tiêu chuẩn chất lượng cao. Thông tin thêm có thể tìm thấy trên trang mạng của Ủy ban Châu Âu: https://ec.europa.eu/info/food-farming-fisheries/food-safety-and-quality/certification/quality-labels/geographical-indications-register.